Chuyển đến nội dung chính

Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng

Để có thể chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng hiệu quả, phải xác định đúng nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. 

Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hay thắt lưng thường khó xác định, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Trong đó, đau nhức lưng hoặc đau cột sống chính là biểu hiện dễ nhận biết nhất, ngoài ra còn bao gồm các dấu hiệu sau:

Cơn đau có thể xuất phát từ cột sống, dọc theo khoang liên sườn, vòng ra trước ngực, kéo dài đến tận vùng mông, đùi, chân, bàn chân và gót chân.

Cảm giác đau có thể tăng đột ngột khi nằm nghiêng, đứng quá lâu, cúi gập người, ho hoặc khi đại tiện, dễ gây rối loạn tiểu tiện và hạn chế khả năng vận động.

Trong trường hợp nặng, bệnh có thể kèm theo đau dây thần kinh tọa, đau nhức lưng, thắt lưng và đùi dữ dội, chân yếu, mũi bàn chân bị chúc xuống, dễ gây bại liệt khiến người bệnh phải nằm nghiêng về bên không bị đau.

Đau nhức lưng, cột sống thắt lưng là triệu chứng dễ nhận biết nhất.

Chẩn đoán bằng phim chụp cộng hưởng từ (MRI):


Chụp phim chụp cộng hưởng từ (MRI) là biện pháp giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hiệu quả nhất hiện nay. Phim chụp MRI cho phép bác sĩ quan sát rõ nét hình ảnh cấu trúc cột sống lưng, từ đó có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh lý thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm ra trước.

Thoát vị đĩa đệm ra sau.

Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép.

Thoát vị đĩa đệm vào ống sống.

BIẾN CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG


Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

Khả năng hoạt động giảm sút rõ rệt, người bệnh khó vận động các chi, không thể gấp, duỗi chân, khi thực hiện các động tác cúi người, nghiêng người, vặn mình, leo cầu thang gặp nhiều khó khăn.

Các cơ của chi bị teo nhanh chóng, đặc biệt là cơ chân, có thể xảy ra tình trạng đau khập khễnh cách hồi, khiến việc di chuyển hoặc quá trình làm việc phải tạm ngưng nhiều lần để nghỉ ngơi.

Các cơn đau nhức vùng cột sống lưng ngày càng trầm trọng hơn, có thể đau đột ngột hoặc kéo dài liên tục, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và sức khỏe người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, có thể dẫn đến bại liệt, mất khả năng đi lại.

Chân tê cứng, có cảm giác như bị kim châm, sức chân yếu, trường hợp nặng có thể gây tàn phế, hoàn toàn mất khả năng lao động và không thể di chuyển đi lại nếu không có sự trợ giúp của người thân.

Một số trường hợp có thể gây rối loạn cảm giác (nóng, lạnh, xúc giác) ở những vùng cột sống lưng hoặc thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm, điều này cho thấy hệ thống dây thần kinh đang bị tổn thương nặng nề.

Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn những biến chứng như trên, cần có biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và lưng hiệu quả ngay khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Hoàn toàn không nên để bệnh diễn biến quá lâu mà gây nhiều.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ung thư nào do viêm khớp gây ra?

Những căn bệnh ung thư nào có thể sinh ra từ biến chứng của viêm khớp dạng thấp. Cùng nghiên cứu nhé! Ung thư tuyến tiền liệt Việc sử dụng dài kỳ thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm nguy cơ tử vong ở nam giới bị viêm khớp dạng thấp mà mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu trên gần 100.000 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt Thụy Điển cho thấy, nguy cơ tử vong giảm 2% so với những người bình thường. Tỷ lệ tử vong cũng giảm đến 6 lần ở bệnh nhân có kèm viêm khớp dạng thấp. Ung thư phổi Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao. Tuy nhiên, những người không hút thuốc mà bị viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ bị ung thư phổi do viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm phổi. Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, bạn nên bỏ thuốc lá ngay lập tức. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mà bị các bệnh về phổi nên tránh thuốc methotrexate hoặc leflunomide vì chúng sẽ làm phổi ngày càng yếu dần. Ung thư da Nghiên cứu chỉ ra rằng khối u hắc tố á...

Gù lưng do nguyên nhân nào?

Cháu là nam giới, năm nay 16 tuổi. Cháu thấy khi đứng, lưng cháu không được thẳng. Lưng hơi gù đặc biệt là phần cổ. Mặc dù cháu đi ngủ nằm ngửa nhưng vẫn không hết! Bác sĩ làm ơn chỉ cho cháu các chữa trị đi ạ. Cháu cảm ơn nhiều! Bác sĩ trả lời: Gù lưng là tình trạng cột sống vùng lưng (nằm dưới các đốt sống cổ) cong quá nhiều ra sau. Bệnh không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ như đau lưng, mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Nguyên nhân gây gù lưng: Do lối sống Do ngồi học, ngồi chơi không đúng tư thế Bàn, ghế ngồi học không hợp với tuổi (ngồi bàn quá thấp hoặc quá cao) Khi ngồi viết trên bàn học tư thế lệch, nghiêng hẳn một bên mạng sườn trên thành bàn Do lao động nặng: gồng gánh quá sớm, xách nước tay thuận... Ở nhiều bạn trẻ do cao hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa dẫn đến mặc cảm, cúi khom cho thấp, lâu ngày sinh ra gù Do bệnh tật Một số bệnh có thể gây gù lưng như còi xương, lao cột sống, tật đốt sống, u gây xẹp...

Bị tê tay khi ngủ dậy

Triệu chứng tê tay khi ngủ dậy là tình trạng tay bị tê nhức, có dấu hiệu mất cảm giác hoặc không thể cử động, làm hạn chế khả năng cầm nắm và vận động của người bệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về cơ xương khớp, do đó cần được thăm khám và chẩn đoán để điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng tê tay là dấu hiệu bệnh gì? Thông thường, ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thư giãn và dần phục hồi sau 1 ngày làm việc, vận động mệt mỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lại phát sinh triệu chứng tê tay khi ngủ dậy, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Trên thực tế, tình trạng này thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau: Thoái hóa đốt sống cổ: Khi cột sống cổ thoái hóa có thể khiến đĩa đệm bị thoái vị hoặc tạo ra các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh cánh tay, do đó có thể gây tê tay. Hội chứng ống cổ tay: Khi các dây thần kinh cánh tay bị chèn ép, gây viêm nhiễm và có thể phát sinh ra m...