Chuyển đến nội dung chính

Gù lưng do nguyên nhân nào?

Cháu là nam giới, năm nay 16 tuổi. Cháu thấy khi đứng, lưng cháu không được thẳng. Lưng hơi gù đặc biệt là phần cổ. Mặc dù cháu đi ngủ nằm ngửa nhưng vẫn không hết! Bác sĩ làm ơn chỉ cho cháu các chữa trị đi ạ. Cháu cảm ơn nhiều!


Bác sĩ trả lời:

Gù lưng là tình trạng cột sống vùng lưng (nằm dưới các đốt sống cổ) cong quá nhiều ra sau. Bệnh không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ như đau lưng, mệt mỏi, giảm khả năng lao động.

Nguyên nhân gây gù lưng:


Do lối sống

Do ngồi học, ngồi chơi không đúng tư thế

Bàn, ghế ngồi học không hợp với tuổi (ngồi bàn quá thấp hoặc quá cao)

Khi ngồi viết trên bàn học tư thế lệch, nghiêng hẳn một bên mạng sườn trên thành bàn

Do lao động nặng: gồng gánh quá sớm, xách nước tay thuận...

Ở nhiều bạn trẻ do cao hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa dẫn đến mặc cảm, cúi khom cho thấp, lâu ngày sinh ra gù

Do bệnh tật

Một số bệnh có thể gây gù lưng như còi xương, lao cột sống, tật đốt sống, u gây xẹp vùng thân trước đốt sống hoặc do bẩm sinh; gù kết hợp với bệnh lý thần kinh cơ; gù sau chấn thương cột sống, u bướu cột sống, nhiễm trùng cột sống hoặc viêm khớp… tê chân tay khi có bầu http://coxuongkhoppcc.com/te-tay-chan-khi-co-bau.html

Phương pháp xử lý gù lưng, vẹo cột sống:


Sử dụng bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi (bàn cao bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế bằng 27%)

Tư thế khi ngồi học phải ngay ngắn, không nghiêng về bên phải hoặc trái…

Hạn chế gánh, mang vác, đội những vật quá nặng

Không mang cặp quá nặng, mang một bên.


Điều trị:


Luyện tập thể thao đều đặn, đặc biệt là các môn: bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao…

Tập xà: làm một cái xà ngang chắc chắn, vừa tay nắm, cao hơn tầm tay với chừng 15-20cm. Buổi sáng sau khi đã đã khởi động đầy đủ, cháu đu mình lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người. Động tác này là dùng sức nặng cơ thể để kéo thẳng cột sống mà tránh được gù lưng. Khi treo mình, cháu cần hít thở đều đặn, hai tay vẫn giữ thẳng, không lên gân. Buổi đầu chỉ giữ khoảng 5 phút, hoặc thấy hơi mỏi thì ngừng.

Các buổi sau tăng dần thời gian và số lần thực hiện, như đu xà ngày 2 lần sáng và chiều hoặc xen kẽ giữa giờ học ở nhà, nhưng không tập đến mức nhức mỏi, dễ nản chí.

Tập vật lý trị liệu...

Mang áo nẹp

Phẫu thuật chỉnh hình …

Lối sống:


Tập thư thế đứng thẳng bằng cách đặt một quyển sách trên đầu và bước đi sao cho quyển sách không bị rơi.

Khi ngủ cháu nên nằm giường cứng, không gối đầu quá cao. Nằm ngửa thẳng đầu, thân mình và 2 chân 2 tay duỗi thẳng

Giữ đúng tư thế ngồi ngay ngắn, thẳng đầu, không khom lưng, cúi đầu, nghiêng người

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin D, canxi để xương phát triển tốt

Nếu vẫn lo lắng, cháu nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được xác định mức độ gù lưng và được hướng dẫn tiến hành các biện pháp nắn chỉnh cột sống.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Teo cơ là gì?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo , nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn. Bệnh teo cơ là gì? Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ: Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ. Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Zona thần kinh lây qua đường nào http://coxuongkhoppcc.com/zona-than-kinh-lay-qua-duong-nao.html Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phả

Những lí do dễ mắc bệnh xương thủy tinh

Xương thủy tinh là do các sợi collagen của xương bị tổn thương và trở nên giòn yếu, loãng xương, dễ gãy dù là gặp phải những va chạm rất nhẹ, ho, hắt hơi… kể cả khi không gặp bất cứ va chạm gì. Bệnh xương thủy tinh có tinh di truyền, không phụ thuộc vào chủng tộc hay giới tính. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương dễ gãy, chẳng hạn như: Thân hình nhỏ hoặc ốm; Bệnh sử gia đình; Mãn kinh và đặc biệt khi mãn kinh sớm; Chu kỳ kinh nguyệt vắng bất thường (vô kinh); Điều trị một số thuốc kéo dài, chẳng hạn như những người điều trị bệnh lupus, hen suyễn, suy tuyến giáp và co giật; Chế độ ăn ít canxi, vitamin D; Thiếu hoạt động thể chất; Hút thuốc; Tiêu thụ quá nhiều rượu. Điều trị hiệu quả Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xương thủy tinh? Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bao gồm: Khám sức khỏe: bác sĩ kiểm tra mắt của con bạn để xem tròng mắt có màu xanh hay không; Thử nghiệm di

Bị tê tay khi ngủ dậy

Triệu chứng tê tay khi ngủ dậy là tình trạng tay bị tê nhức, có dấu hiệu mất cảm giác hoặc không thể cử động, làm hạn chế khả năng cầm nắm và vận động của người bệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về cơ xương khớp, do đó cần được thăm khám và chẩn đoán để điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng tê tay là dấu hiệu bệnh gì? Thông thường, ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thư giãn và dần phục hồi sau 1 ngày làm việc, vận động mệt mỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lại phát sinh triệu chứng tê tay khi ngủ dậy, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Trên thực tế, tình trạng này thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau: Thoái hóa đốt sống cổ: Khi cột sống cổ thoái hóa có thể khiến đĩa đệm bị thoái vị hoặc tạo ra các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh cánh tay, do đó có thể gây tê tay. Hội chứng ống cổ tay: Khi các dây thần kinh cánh tay bị chèn ép, gây viêm nhiễm và có thể phát sinh ra m