Chuyển đến nội dung chính

Teo cơ là gì?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Bệnh teo cơ là gì?


Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ:


Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.
Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Zona thần kinh lây qua đường nào http://coxuongkhoppcc.com/zona-than-kinh-lay-qua-duong-nao.html

Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải.

Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.


Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ:


Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:

Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi
Teo cơ tiến triển
Teo cơ cột sống
Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bại liệt
Đa xơ cứng
Gãy xương đùi
Thoát vị đĩa đệm

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

HIV/AIDS
COPD
Ung thư
Bỏng nặng
Suy thận mạn
Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những lí do dễ mắc bệnh xương thủy tinh

Xương thủy tinh là do các sợi collagen của xương bị tổn thương và trở nên giòn yếu, loãng xương, dễ gãy dù là gặp phải những va chạm rất nhẹ, ho, hắt hơi… kể cả khi không gặp bất cứ va chạm gì. Bệnh xương thủy tinh có tinh di truyền, không phụ thuộc vào chủng tộc hay giới tính. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương dễ gãy, chẳng hạn như: Thân hình nhỏ hoặc ốm; Bệnh sử gia đình; Mãn kinh và đặc biệt khi mãn kinh sớm; Chu kỳ kinh nguyệt vắng bất thường (vô kinh); Điều trị một số thuốc kéo dài, chẳng hạn như những người điều trị bệnh lupus, hen suyễn, suy tuyến giáp và co giật; Chế độ ăn ít canxi, vitamin D; Thiếu hoạt động thể chất; Hút thuốc; Tiêu thụ quá nhiều rượu. Điều trị hiệu quả Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xương thủy tinh? Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bao gồm: Khám sức khỏe: bác sĩ kiểm tra mắt của con bạn để xem tròng mắt có màu xanh hay không; Thử nghiệm di ...

Bị tê tay khi ngủ dậy

Triệu chứng tê tay khi ngủ dậy là tình trạng tay bị tê nhức, có dấu hiệu mất cảm giác hoặc không thể cử động, làm hạn chế khả năng cầm nắm và vận động của người bệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về cơ xương khớp, do đó cần được thăm khám và chẩn đoán để điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng tê tay là dấu hiệu bệnh gì? Thông thường, ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thư giãn và dần phục hồi sau 1 ngày làm việc, vận động mệt mỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lại phát sinh triệu chứng tê tay khi ngủ dậy, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Trên thực tế, tình trạng này thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau: Thoái hóa đốt sống cổ: Khi cột sống cổ thoái hóa có thể khiến đĩa đệm bị thoái vị hoặc tạo ra các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh cánh tay, do đó có thể gây tê tay. Hội chứng ống cổ tay: Khi các dây thần kinh cánh tay bị chèn ép, gây viêm nhiễm và có thể phát sinh ra m...